Một số bệnh hại trên cây chuối và cách phòng trừ

Dưới đây là những giải pháp phòng trừ bệnh hại trên cây chuối như: Bệnh héo rũ Panama, bệnh thán thư, bệnh chùn đọt BBTV, bệnh đốm lá Sigatoka vàng,... mà chúng tôi gửi đến bà con tham khảo. Chúc bà con có vụ chuối bội thu!           

BỆNH ĐỐM LÁ VÀ CHÙN ĐỌT BBTV GÂY HẠI TRÊN CHUỐI | GIẢI PHÁP PHÒNG TRỪ

Chuối là loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao. Nhưng để cây chuối cho năng suất và chất lượng cao, ngoài khâu giống, kỹ thuật chăm sóc thì kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại chuối có tính chất quyết định.

1. Bệnh đốm lá Sigatoka vàng (Mycosphaerella musicola) và Sigatoka đen (Mycosphaerella fijiensis)

 

Benh đom la Sigatoka vang 1

a. Đặc điểm gây hại:

- Bệnh gây hại trên lá tạo ra những hình bầu dục có màu nâu với viền vàng rất rõ đối với Sigatoka vàng và những đốm bệnh có màu sậm hơn đối với Sigatoka đen ở mặt dưới của lá.
- Bệnh thường xuất hiện trên các lá thứ 2, 3 hoặc 4 tính từ trên ngọn xuống. Vết bệnh lúc đầu là các đốm nhỏ 1 - 10 mm, rộng 0,5 - 1 mm màu vàng nhạt hay nâu. Các đốm thường xếp dọc theo các gân phụ của phiến lá, về sau phát triển thành hình thoi nhỏ, màu nâu đen với vầng vàng xung quanh. Nhiều vết đen liên kết tạo thành những mảng khô lớn. 
- Cây bị bệnh nặng thường không phát triển được các lá đọt. Trong mùa mưa nấm bệnh lan theo nước chảy trên lá, làm các vết bệnh xếp thành hàng. Vào mùa khô các đốm bệnh phát triển ở chóp lá, làm cháy mép hay ngọn lá, nải nhỏ, quả lâu chín, ruột quả màu vàng nhạt, ăn có vị chát.

b. Biện pháp phòng trừ:

- Biện pháp canh tác: Tránh trồng chuối trên đất chua. Đất trồng phải thoát nuớc tốt, trồng với mật độ thích hợp, bảo đảm độ thông thoáng cho vườn chuối. Bón phân đầy đủ, tăng cường bón lân và kali để tăng sức đề kháng cho cây. Thường xuyên cắt bỏ lá già, lá bệnh có thể hạn chế được bệnh lây lan. Chọn giống chống bệnh và sạch bệnh.
- Công ty Agrifuture khuyến cáo sử dụng các sản phẩm phòng trị nấm bệnh hiệu quả như: SV - ATOMER 11WP, TVZeb Japane 70WP  phun vào thời điểm bệnh chớm xuất hiện. Phun kép 2 lần, cách nhau 07 ngày. 
 

• Thông tin sản phẩm SV - ATOMER 11WP

Thuốc trừ bệnh SV-ATOMER 11WP

Đặc tính và công dụng:

SV - Atomer 11WP được kết tinh từ chất kháng sinh diệt khuẩn và hoạt chất trừ nấm bệnh phổ rộng hàng đầu hiện nay. Khả năng ức chế cạnh tranh đối với Enzyme Trehalase và quá trình sinh tổng hợp Ergosterol đã mang lại cho Atomer một sức mạnh vượt trội trong việc bảo vệ cây trồng toàn diện trước nhiều bệnh hại nguy hiểm hiện nay.        

Hướng dẫn sử dụng:

SV - ATOMER 11WP được đăng kí trừ bệnh đốm đen trên hoa hồng.        

Liều lượng: 600g/ ha. Pha 1 gói cho 400 - 600 lít nước.        

Lượng nước: 400 - 600 lít/ ha.        

Thời điểm: Phun khi bệnh mới xuất hiện, tỷ lệ bệnh khoảng 5 - 6%.        

Thời gian cách ly: 14 ngày        

• Thông tin sản phẩm TVZeb Japane 70WP        

Thuốc trừ bệnh TVZEBJAPANE 70WP

Đặc tính và công dụng:

Công thức sáng chế đột phá đã tạo nên một TVZeb Japane 70WP có sức mạnh cộng hưởng từ hai thành phần có cơ chế tác động diệt trừ chuyên biệt.        

Do đó TVZeb Japane 70WP có hiệu lực hoàn toàn vượt trội so với các sản phẩm khác với hiệu lực tức thì và kéo dài, đồng thời dưỡng cây dày lá, phục hồi nhanh        

Hướng dẫn sử dụng:

TVZeb Japane 70WP được đăng ký trừ bệnh đốm nâu trên thanh long.        

- Liều lượng: 0,3%. Pha 50-80g cho bình 25 lít. Hoặc gói 250g cho 100-150 lít nước        

- Lượng nước phun: 400 - 900 lít/ha. Phun khi bệnh mới xuất hiện, tỷ lệ bệnh khoảng 5%.        

- Thời gian cách ly: 7 ngày sau khi phun.        

2. Bệnh chùn đọt BBTV (Banana Bunchy TopVirus)

 

Bệnh chùn đọt BBTV (Banana Bunchy TopVirus)

a) Đặc điểm gây hại:

- Khi bị bệnh lá chuối hẹp lại, vươn thẳng và bó xít vào nhau, nhìn giống như một bó lá, cuống lá ngắn lại và lá bị giòn, rất dễ bị rách. Trên lá xuất hiện những đường sọc màu vàng sậm, xen kẽ với những đường sọc màu xanh sậm. 
- Nếu bị bệnh sớm từ khi còn nhỏ hoặc bị bệnh gây hại nặng thì cây sẽ tàn lụi dần và không cho buồng, nếu có cho buồng thì quả cũng sẽ rất nhỏ và không chín. Nếu cây đã lớn mới bị bệnh tấn công thì sau này buồng chuối trỗ sẽ không thoát, hoặc nếu có trổ được thì buồng chuối cũng bị biến dạng, quả nhỏ, ăn không ngon hoặc buồng có thể trỗ ra ngang thân.
- Bệnh lây lan trực tiếp qua cây con giống và trung gian truyền bệnh rầy mềm Pentalonia nigronervosa sống ở các bẹ lá chuối.

b) Biện pháp phòng trừ:

- Biện pháp canh tác: Không lấy cây chuối con ở những vườn chuối, khóm chuối đã bị bệnh gây hại làm giống cho vụ sau. Tốt nhất là sử dụng cây giống nuôi cấy mô. Thường xuyên kiểm tra vườn chuối để phát hiện sớm cây bị nhiễm bệnh. Nếu phát hiện cây đã bị bệnh phải chặt bỏ ngay, bứng hết cả gốc rồi đưa ra khỏi vườn chôn sâu hoặc tiêu hủy để tránh lây lan sang cây khác. Không nên thiết kế trồng vườn chuối ngay bên cạnh những vườn đang bị bệnh gây hại nặng để tránh bệnh lây lan sang vườn mới trồng.
- Môi giới truyền bệnh BBTV là Rầy mềm (Pentalonia nigronervosa). Do đó, cần vệ sinh vườn, dọn sạch cỏ dại, cắt tỉa, bỏ bớt những lá già, lá khô, tỉa bớt những cây con nếu thấy vườn quá dày... để vườn luôn thông thoáng, giảm bớt ẩm độ trong vườn, nhất là vào mùa mưa. Không nên trồng chuối liên tục nhiều năm trên cùng một mảnh đất, nên luân canh với cây trồng khác.
- Công ty Agrifuture khuyến cáo sử dụng sản phẩm AF - Fenromat 26SC để phòng trị rầy hiệu quả.

• Thông tin sản phẩm AF - Fenromat 26SC :

Thuốc trừ sâu AF-FENROMAT 265C

Đặc tính và công dụng:

AF - Fenromat 26SC được tạo ra từ công thức độc đáo cộng hưởng từ  2 thành phần hoạt chất tiên tiến với 2 cơ chế diệt trừ côn trùng riêng biệt, mạnh mẽ. Thuốc tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương ngoại vi và ức chế ACC, làm gián đoạn quá trình sinh tổng hợp lipit ở côn trùng. Nên thuốc có hiệu lực tức thì kể cả rầy rệp kháng thuốc và hiệu quả kéo dài nhiều ngày sau phun.       

Hướng dẫn sử dụng:

AF - Fenromat 26SC được đăng kí trừ sâu khoang trên cây lạc.       

Liều lượng: 500ml/ ha. Pha 20ml cho bình 25 lít nước.       

Lượng nước: 450 - 500 lít/ ha.       

Thời điểm: Phun khi sâu mới xuất hiện (tuổi 1 - 2).       

Mật độ khoảng 1 - 2 con/ cây       

Thời gian cách ly: 14 ngày       

3. Bệnh thán thư (Colletotrichum musae)

 

blobid3-3.png

a) Đặc điểm gây hại

Nấm xâm nhập qua vết thương của quả non sau trỗ khoảng 30 ngày. Nấm tồn tại trên vỏ quả và xuất hiện lốm đốm trứng quốc khi quả chín.
Nấm phát sinh phát triển trên vỏ quả quanh năm. Tuy nhiên chuối chín vụ đông bị nặng hơn chuối chín vụ hè.

b) Biện pháp phòng trừ

Công ty Agrifuture khuyến cáo sử dụng sản phẩm TVAzomide 25WP để phun phòng bệnh trên quả trước khi bao buồng.

• Thông tin sản phẩm TVAzomide 25WP     

 

Thuốc trừ bệnh TV AZOMIDE 25WP

 

Đặc tính và công dụng

Sáng chế độc đáo và tiên phong đã tạo nên TVAzomide 25WP với cơ chế diệt nấm chuyên biệt bằng cách tác động trực tiếp vào ty thể của nấm bệnh thông qua việc ức chế succinate dehydrogenase và quá trình sản sinh năng lượng ATP. Dẫn đến nấm bệnh chết ngay sau khi phun thuốc.    

TVAzomide 25WP có khả năng nội hấp và lưu dẫn mạnh nên tiêu diệt nấm nhanh, triệt để toàn diện.   

Hướng dẫn sử dụng:

TVAzomide 25WP được đăng ký trừ bệnh thán thư trên cà phê   

Thời điểm phun: Phun 2 lần cách nhau 7 ngày, lần đầu khi bệnh mới xuất hiện, tỷ lệ bệnh khoảng 5 – 6%.   

Liều lượng: 0.1%. Pha gói 20g cho bình 25 lít nước.   

Lượng nước: 500 – 800 lít/ha. Phun ướt đều tán lá cây trồng.   

Thời gian cách ly: 7 ngày.   

4. Bệnh héo rũ Panama (Fusarium oxysporum f. sp Cubense)

 

blobid6.png

 

a) Đặc điểm gây hại:

- Ban đầu bệnh xuất hiện ở những lá phía dưới, lá bị vàng dần từ bìa lá trở vào, sau đó lan dần lên các lá phía trên. Đồng thời với quá trình này thì cuống lá bị gẫy gập xuống, rồi cả phiến lá bị chết khô. Khi lá phía dưới bị bệnh, thì lá phía trên ngọn tuy sống nhưng đã chuyển sang màu xanh nhạt hơi vàng, méo mó. 
- Về sau lá bị héo úa, gẫy gập rồi chết khô. Sau khi lá bị chết, các bẹ lá phía ngoài đã bị nứt làm thân giả bị thối, khô và gẫy gập xuống. Những cây con mới ra chưa có biểu hiện bị bệnh ngay, nhưng về sau lá cũng bị vàng héo rụi và chết dần. Nếu bị bệnh sớm, cây có thể bị chết hoặc không cho buồng. Nếu cây trưởng thành mới bị bệnh thì cây vẫn cho buồng, nhưng quả nhỏ. Chẻ dọc thân cây bệnh, sẽ thấy có mùi hôi, các bẹ phía ngoài có sọc nâu, các bẹ non bên trong có sọc vàng. Cắt củ chuối ra, sẽ thấy các bó mạch bị hư hại tạo thành các đốm vàng, đỏ nâu.

b) Biện pháp phòng trừ:

- Biện pháp canh tác: Trồng giống kháng bệnh. Lên luống cao hình mai rùa giúp thoát nước tốt trong mùa mưa. Những vườn nằm ở vùng trũng nên có mương rãnh sâu, để rút bớt nước trong vùng rễ của cây xuống mương rãnh vào mùa mưa. 
- Không bón quá nhiều phân đạm, phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali, tăng cường phân chuồng hoai. Nên bón vôi vào các hố trồng để khử chua cho những vườn đất bị chua phèn. Vệ sinh vườn sạch sẽ, thường xuyên cắt bỏ những lá bệnh đem đốt. Chọn đất có pH trung hòa hoặc hơi kiềm để trồng chuối. Tuyệt đối không lấy cây con ở những vườn đã bị bệnh làm giống cho vườn khác. Khi phát hiện cây bệnh nên đào bỏ các gốc bệnh và rải vôi khử đất. Nếu vườn chuyên canh chuối mà bị bệnh nặng nên ngưng canh tác, cho ngập nước từ 2 - 3 tháng để diệt mầm bệnh và luân canh với các cây trồng khác. Với những cây đã bị bệnh, phải chặt bỏ rồi bứng hết gốc rễ đem ra khỏi vườn tiêu hủy, sau đó rải vôi bột vào chỗ vừa nhổ bỏ cây để khử trùng đất trước khi trồng chuối trở lại.
- Cũng như bệnh thán thư, bà con sử dụng sản phẩm TVAzomide 25WP sẽ là cách hữu hiệu nhất để phòng trừ bệnh héo rũ Panama cho cây chuối.   

Kết luận:

Bài viết cập nhật những giải pháp phòng trừ bệnh hại trên cây chuối như bệnh héo rũ Panama, bệnh thán thư, bệnh chùn đọt BBTV, bệnh đốm lá Sigatoka vàng,.. Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, hy vọng bà con sẽ chủ động phòng bệnh được hiệu quả, cũng như có những giải pháp hữu hiệu để trừ các loại bệnh nguy hiểm này. Chúc bà con thành công!